Tìm hiểu về chỉ số pH và ORP

Chỉ số pH là gì?

PH là một phương pháp đo tính axit và tính kiềm trong nồng độ dung dịch. PH cung cấp giá trị từ phạm vi từ 0 đến 14, trong đó pH=7 trung tính, nhỏ hơn 7 axit, lớn hơn 7 kiềm. Chỉ số này càng gần về mức 0, dung dịch càng mang tính axit, càng gần về mức 14, dung dịch càng mang tính kiềm. Độ pH thường được thể hiện thông qua màu sắc như trong hình dưới đây:

Bảng đo độ pH trong dung dịch
Bảng đo độ pH trong dung dịch

Khi chúng ta nói về nước, độ pH của nó thường liên quan trực tiếp đến tỉ lệ các ion hydro mang điện cực dương (H+) và các ion hydro mang điện cực âm (OH-).

+ Khi nước cân bằng giữa các ion (H+) và ion (OH-) thì gọi là nước trung hòa (pH=7)

+ Khi nước có tỉ lệ ion (H+) lớn hơn các ion (OH-)  thì gọi là nước axit (pH<7).

+ Khi nước có tỉ lệ ion (H+) nhỏ hơn các ion (OH-)  thì gọi là nước kiềm (pH>7).

Tương tự Richter, phương pháp tính độ rung của trái đất, độ pH là phương pháp tính thuộc thang loga, tức là, khi độ pH tăng lên hoặc giảm đi 1 đơn vị, ion H+ sẽ thay đổi gấp 10 lần. Ví dụ, một dung dịch có độ pH là 8.0 thì tính kiềm cao gấp 10 lần dung dịch có độ pH là 7.0. Dung dịch có độ pH=9.0 thì tính kiềm cao gấp 100 lần dung dịch có độ pH=7.0.

Xem thêm : 7 loại nước giải độc cơ thể, cân bằng độ pH

ORP là gì?

Thế giới mà chúng ta đang sống, mặc dù không nhìn thấy nhưng có hàng triệu electron đang trao đổi và thay thế nhau trong các loại vật chất tồn tại trong không gian, trên mặt đất, trong nước và ngay trong cơ thể chúng ta đây. Hiện tượng này được gọi là sự trao đổi ion.

Để đạt được sự bền vững, những vật chất đang thiếu eletron có khuynh hướng tìm kiếm những electron xung quanh: những hợp chất này được gọi là chất oxy hóa. Ngược lại, những hợp chất thừa electron có khả năng cho đi electron: những hợp chất này được gọi là chất khử hay chất chống oxy hoá.

Khả năng oxy hóa khử, hay còn gọi là ORP là phương pháp tính mức độ khả năng khử các chất oxy hóa. ORP được tính bằng millivolt (mv) sử dụng trong máy đo ORP.

+ Chỉ số ORP dương cho biết hợp chất là chất oxy hóa. Con số này càng cao, mức độ oxy hóa của hợp chất càng lớn. Tương tự, hợp chất có ORP +400mv có tính oxy hóa cao gấp 4 lần những hợp chất có ORP +100mv.

+ Chỉ số ORP âm cho biết hợp chất là chất khử. Con số này càng thấp, mức độ chống oxy hóa của hợp chất càng lớn. Tương tự, hợp chất có ORP -400mv có tính chống oxy hóa cao gấp 4 lần những hợp chất có ORP -100mv.

Các loại nước thông thường, bao gồm nước máy và nước đóng chai đều là những chất oxy hóa vì chỉ số ORP của chúng dương.

Nước ion kiềm là loại chất chống oxy hóa vì nó có chỉ số ORP âm và có khả năng cho đi electron để trung hòa các gốc tự do trong cơ thể. Hầu hết các loại nước đều là các chất oxy hóa vì chỉ số ORP của chúng dương.

Xem thêm: Cách nhận biết khi cơ thể mất cân bằng độ pH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *