Nước chiếm tới 3/4 bề mặt trái đất, chiếm khoảng 2/3 cơ thể con người, vì vậy nếu không có nước chúng ta chắc chắn sẽ chết trong một vài ngày. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, con người sử dụng nước từ nhiều nguồn khác nhau như: nước ngầm, nước máy, nước đóng bình…Trong thời đại CNH-HĐH như hiện nay, nước thải từ sinh hoạt, từ các nhà máy khá nhiều liệu những nguồn nước này có đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng hay không?
Nước sinh hoạt được lấy từ nguồn nước ngầm
Ở nhiều quốc gia trên thế giới nước ngầm được xem là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính trong đó có Việt Nam (theo nghiên cứu của tổng cục môi trường nước ngầm chiếm khoảng 35 % – 40 % trong tổng số lượng nước sinh hoạt của người dân Việt Nam).
Nước ngầm được xem là một tài nguyên quan trọng và quý giá nhưng hiện nay trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm ở Việt Nam đang ngày càng suy giảm, có thể nói là đã lên tới mức báo động với những con số thống kê hết sức lo ngại.
Theo hầu hết các kết quả nghiên cứu của Trung tâm Quan trắc và Dự báo tài nguyên thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường về nước ngầm thời gian qua đều cho thấy rằng: nước ngầm đang bị ô nhiễm nặng nề bởi những hóa chất độc hại.
Cụ thể, tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nồng độ amoni trong nước ngầm lên đến 23,3 mg/l, cao gấp nhiều lần so với quy chuẩn. Bên cạnh đó, khoảng 60% các mẫu quan sát được có chứa chất Mn (Mangan) vượt quá hàm lượng quy chuẩn hay khoảng 15% số mẫu thử có chứa hàm lượng Asen. Đặc biệt tại Hà Nội, mức độ nhiễm amoniac ở một số nơi đã vượt mức cho phép từ 20 đến 30 lần. Nhiều nơi nước ngầm bị nhiễm asen cao hơn đến 40 lần so với mức cho phép.
Không ngoại lệ, ở khu vực đồng bằng Nam bộ, các mẫu quan sát được cũng cho thấy hàm lượng chất Mangan và Mê-tan cũng vượt ngưỡng cho phép. Đặc biệt,tại khu vực miền Tây Nam Bộ nhiều nơi có địa hình thấp hơn, lại được bao phủ bởi hệ thống sông ngòi thì mức độ bị nhiễm các hóa chất cũng nhiều hơn.
Hậu quả của tình trạng này là việc người dân đã và đang phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm và đồng thời là rất nhiều nguy cơ bệnh dịch có thể mắc phải.
Xem thêm : Sử dụng nguồn nước nhiễm Asen, Amoni nguy hiểm như thế nào?
Nguồn nước sinh hoạt từ nước máy
Nước ta hiện nay có khoảng 300 nhà máy cung cấp nước, các nhà máy này sử dụng nguồn nước ngầm và/hoặc nước mặt ( nước sông, nước hồ…) để biến nguồn tài nguyên thiên nhiên này thành nước máy để phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, của người dân.
Tuy nhiên như đã biết ở trên thì ở Việt Nam phần lớn nguồn nước ngầm đang bị ô nhiễm nặng nề bởi những hóa chất độc hại. Không những thế nguồn nước mặt cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo kết quả nghiên cứu của Chi cục Bảo vệ môi trường thì hầu như các con sông lớn ở Việt Nam đều bị nhiễm dầu vượt quá mức cho phép, không đạt tiêu chuẩn nguồn nước cấp (0 mg/l).
Đặc biệt thời gian qua tại khu vực Hà Nội, tình trạng ô nhiễm nước sông, hồ đang ở mức báo động cao khiến hàng loạt động thực vật tại đây cũng gần như “ngạt thở”.
Vào tháng 5/2014, bằng phương pháp phân loại chất lượng nước và phân vùng chất lượng nước theo các mô hình “chỉ số chất lượng nước (WQI)” phù hợp với đặc điểm môi trường nước sông thành phố Hà Nội, Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC) đã đưa ra kết luận: Không có điểm nào ở bất kỳ các con sông trên địa bàn TP Hà Nội đạt loại I (không ô nhiễm hoặc ô nhiễm nhẹ).
Bên cạnh đó phần lớn quy trình xử lý nước và công nghệ xử lý nước của các nhà máy vẫn còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước sinh hoạt cung cấp cho người dân.
Tại khu vực Hà Nội hiện nay có khoảng 30 nhà máy nước lớn đang hoạt động, tuy nhiên trong thời gian gần đây theo thống kê cho thấy hầu các nguồn nước này đều bị nhiễm Asen ở mức cao.
Nổi cổm trong Năm 2014, tại Hà Nội đã chứng kiến nhiều vấn đề liên quan đến nước sinh hoạt của người dân, như các lần vỡ đường ống dẫn nước sạch sông Đà, người dân ở các khu vực Mỹ Đình, Xa La, Tân Tây Đô phát hiện nước sinh hoạt bị nhiễm Asen gấp nhiều lần so với mức độ cho phép…
Nguồn nước sinh hoạt từ nước đóng bình, đóng chai
Nhu cầu sử dụng nước uống đóng bình, đóng chai của người dân ngày càng tăng cao bởi sự tiện lợi không thể phủ nhận của nó, tuy nhiên bên cạnh những cơ sở sản xuất được công bố là hợp quy chuẩn thì tồn tại rất nhiều cơ sở sản xuất “chui” không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn tồn tại gây ra nhiều lo ngại cho người tiêu dùng, bởi việc phân biệt được đâu là thương hiệu nước đạt tiêu chuẩn, đâu là thương hiệu nước làm nhái, sản xuất “chui” là khá khó, không phải người dân nào cũng có thể nhận ra.
• Tù mù chất lượng nước trong bình
Hiện trên thị trường có rất nhiều loại nước đóng bình với tên gọi lai tiếng nước ngoài được bán với giá rẻ đến mức khiến bạn phải giật mình. Sản phẩm luôn được quảng cáo rất rầm rộ: “Nước uống tinh khiết được sản xuất theo tiêu chuẩn Mỹ, châu Âu…”. Nhưng thực chất, tiêu chuẩn và chất lượng liệu có được như quảng cáo?
Theo đưa tin từ Đài truyền hình Việt Nam, không khó khăn gì để nhận ra, tại huyện đông anh ngay trong một thôn nhỏ cũng đã có tới 4-5 nhãn hàng nước đóng bình, chắc chắn những cơ sở sản xuất trong thôn xóm như này có làm ra được những bình nước tinh khiết theo tiêu chuẩn châu Mỹ, châu Âu như lời quảng cáo.
• Nước đóng bình thủ công tự phong đạt tiêu chuẩn… Mỹ
Theo phóng viên VOV phản ánh, khi “tận mục sở thị” Công ty TNHH Tân Quang Trung ở Yên Viên, Gia Lâm, công ty sản xuất nước đóng bình nhãn Levei Suối với vỏ bình đều được ghi là sản xuất trên dây chuyền tự động hóa nhập khẩu từ Mỹ hay Hoa Kì nhưng thực chất nơi làm việc thì sơ sài, không đủ điều kiện để sản xuất nước uống trên dây truyền lại ghi “ Made in Taiwan”?
Giá thành rẻ mặt chính là yếu tố câu khách của các cơ sở sản xuất này, khiến người tiêu dùng vẫn nhắm mắt dùng liều và cho qua những nguy cơ có thể gặp phải. Giới chuyên môn cho rằng những bình nước được bán với giá bèo bọt này tiềm ẩn trong đó rất nhiều nguy cơ gây hại đến sức khoẻ.
Chi cục An toàn Thực phẩm thành phố HN cho biết tính đến thời điểm hiện nay, Chi cục An toàn Thực phẩm Hà Nội đã cấp phép cho khoảng 300 cơ sở có đủ điều kiện về an toàn thực phẩm để sản xuất, kinh doanh nước uống ion life đóng chai, đóng bình, nước tinh khiết.
Tuy nhiên theo số liệu thống kê cho thấy hiện nay cả nước lại có hàng nghìn cơ sở sản xuất trong lĩnh vực này, hàng trăm nghìn cơ sở kinh doanh mặt, phân phối nước đóng bình, nhưng chủ yếu chỉ sản xuất ở mức quy mô vừa và nhỏ, hình thức phân phối chủ yếu là qua các đại lý và bán lẻ tại các hộ gia đình. Như vậy có thể thấy phần lớn những đơn vị sản xuất nước tinh khiết đều không đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính điều này đã nảy sinh vấn đề về chất lượng vệ sinh an toàn đối với các sản phẩm nước uống đóng chai, đóng bình.
Bài nên xem: Nước sinh hoạt nhiễm clo dư và kim loại nặng gây hại như thế nào?