Triệu chứng nghẹt mũi khiến chúng ta khó chịu, khó thở và nếu như để lâu có thể có nhiều biến chứng. Trị nghẹt mũi theo phương pháp dân gian với nguyên liệu tự nhiên dễ làm, hoàn toàn có thể giúp bạn loại bỏ những triệu chứng bệnh lý này.
Nghẹt mũi là gì?
Hốc mũi là cửa ngõ đầu tiên của đường hô hấp, là nơi không khí được lọc sạch bụi bẩn, mầm bệnh, góp phần bảo vệ niêm mạc đường hô hấp phía sau. Nghẹt mũi xảy ra khi khoang mũi bị dịch nhầy ngăn bít, làm hẹp đường không khí di chuyển, khiến việc hít thở trở nên khó khăn. Người bệnh không thể thở bằng mũi, phải thở bằng miệng, điều này rất không tốt cho đường hô hấp, đồng thời gây cảm giác khó chịu.
Việc dùng miệng để thở sẽ khiến cho miệng bị khô, bụi bẩn dễ xâm chiếm đường hô hấp, dẫn đến viêm nhiễm, gây ra viêm họng, viêm thanh quản, thậm chí có thể dẫn đến viêm phổi do ho nặng ở trẻ nhỏ.
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh ngạt mũi
Ngạt mũi xuất hiện là do những nguyên nhân phổ biến và thường gặp sau:
Cảm cúm, cảm lạnh, khiến hệ hô hấp bị tổn thương, dịch mũi chảy ra nhiều gây ngạt nên phải thở bằng miệng
Viêm xoang, viêm mũi, viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp trên gây khó chịu ở mũi, khó thở
Dị ứng với bụi phấn, lông thú vật, động vật, phấn hoa cũng gây ngứa mũi và khó thở
Nghẹt mũi xuất hiện có thể do thay đổi thời tiết nóng lạnh, thất thường mà có thể chưa thể thích ứng kịp với sự thay đổi
Nghẹt mũi có nguy hiểm không?
Nghẹt mũi không gây nguy hiểm, tuy nhiên lại gây khó chịu cho người bệnh. Cảm giác khó chịu sẽ kéo dài nếu như không điều trị sớm. Về lâu dài bệnh nghẹt mũi nếu không điều trị dứt điểm thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng, bệnh lý nguy hiểm.
- Do mũi bị bóp nghẹt nên người bệnh cảm thấy khó chịu, khó thở, ngủ không ngon giấc
- Do không khí ấm, sạch không qua được mũi nên lượng oxy vào phổi giảm dẫn đến thiếu oxy lên não. Tình trạng này kéo dài khiến bệnh nhân bị đau đầu, chóng mặt.
- Nghẹt mũi kéo dài khiến người bệnh phải thở bằng miệng khiến cổ họng bị khô, không khí không được lọc sạch vào thanh quản sẽ gây viêm thanh quản, viêm họng thậm chí viêm phế quản.
Trị nghẹt mũi như thế nào?
Việc trị ngạt mũi rất quan trọng, có thể giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và không bị biến chứng sang những bệnh nặng khác. Ngoài việc sử dụng thuốc tây, thì việc trị ngạt mũi bằng những phương pháp dân gian tự nhiên, được nhiều người quan tâm hơn. Trị ngạt mũi theo phương pháp dân gian, không sử dụng thuốc kháng sinh, dễ làm, tiết kiệm chi phí và đặc biệt có thể áp dụng dễ dàng cho trẻ nhỏ.
Nếu như ngạt mũi xuất hiện do những nguyên nhân thông thường kể trên, chúng ta có thể trị nghẹt mũi theo các cách sau:
1. Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý 0.9%
Khi bị nghẹt mũi, có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý 0.9% để rửa ngày 2 đến 3 lần, sẽ vệ sinh sạch sẽ đường mũi và giảm thiểu sự tắc nghẽn trong mũi. Chất dịch nhầy sẽ theo nước muối ra ngoài, có thể làm mỏng dịch nhầy, ngăn chặn sự nghẹt mũi, giúp đường thở thông thoáng hơn.
2. Xông hơi
Việc xông hơi bằng tinh dầu hoặc nước lá tự nhiên như: xả, lá bưởi, hương nhu, bạc hà… Hơi từ nước xông sẽ giúp bạn thông mũi và đào thải các chất dịch trong ống mũi. Việc xông hơi thường được sử dụng trị nghẹt mũi khi bị cảm lạnh. Đây là phương pháp điều trị nghẹt mũi dân gian, được ông bà truyền tai nhau và ngày nay vẫn giữ nguyên tác dụng.
Chỉ cần khom người xuống và hít hơi nước bốc lên từ một nồi nước nóng. Duy trì hít hơi xông cho đến khi bạn cảm thấy dịch mũi đã chảy ra hết. Bạn cũng có thể thêm vào các loại thảo mộc như cỏ xạ hương hoặc bạc hà để thêm hiệu quả.
3. Sử dụng gừng tươi
Gừng tươi có thể trị nghẹt mũi khá tốt, với tính nóng của gừng có thể làm ấm cơ thể, và giúp cho mũi thông thoáng hơn. Chọn củ gừng nguyên vẹn, màu vàng (củ ngả nâu, vỏ khô nhăn là bị để lâu), đổ vào 2 bát nước nhỏ, đun sôi 10 phút thì bỏ bã. Cho chút mật ong, 1 lát chanh tươi vào cốc sẽ rất dễ uống và trị bay chứng ngạt mũi
4. Sử dụng chanh
Với hàm lượng vitamin C cao, giàu các chất chống oxy hóa, chanh là một sự lựa chọn lý tưởng trong việc điều trị chứng chảy dịch nước mũi sau. Không chỉ làm giảm dịch nhầy, chanh còn giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể để chống lại nhiễm trùng. Hãy vắt nước cốt của nửa quả chanh cho vào một ly nước ấm. Bạn có thể thêm mật ong để cải thiện hương vị.
5. Sử dụng tỏi
Trong tỏi, allicin và scordinin là hai chất có chứa chất kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm, giúp cơ thể chống lại các vi sinh vật gây bệnh. Tỏi giúp giảm hiện tượng viêm và sung huyết, giảm tiết nhầy, nhờ vậy mũi bạn sẽ thông thoáng hơn và giảm nghẹt.
Tỏi có nhiều vitamin C, vài enzyme, selen, sulfur và những vi chất khác có lợi cho hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các mầm bệnh. Tính kháng viêm của tỏi còn giúp giảm sưng và đau của mũi. Có thể đun sôi nước tỏi rồi xông hơi; giã nhuyễn tép tỏi với mật ong, trộn đều rồi ăn trước bữa ăn; hoặc sử dụng nước ép tỏi để tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa viêm mũi, trị nghẹt mũi.
Những lưu ý khi trị nghẹt mũi
Ăn nhiều thức ăn nóng để làm giảm hiện tượng nghẹt mũi, không ăn những thức ăn có nhiều đường, bột sẽ làm tình trạng nghẹt mũi thêm nặng.
Ăn nhiều rau, ngũ cốc, tăng cường sức đề kháng.
Tránh khói thuốc, mùi sơn, nước hoa… có thể khiến cho mũi bị dị ứng. Khi bị nghẹt mũi, hãy gối cao hơn bình thường, để cổ và đầu bạn tạo thành góc 15 độ chênh với giường vừa phải sẽ dễ chịu hơn.
Điều quan trọng trong điều trị nghẹt mũi chính là phải có một chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học. Bạn hoàn toàn có thể nâng cao sức đề kháng của cơ thể, để hệ miễn dịch tự nhiên khỏe mạnh, ngăn ngừa những bệnh lý do hiện tượng nghẹt mũi gây ra.
Sử dụng nước ion kiềm giàu hydro Atica là lời khuyên bảo vệ sức khỏe hữu ích, được nhiều bác sĩ khuyên dùng và đã được người Nhật kiểm chứng. Với các đặc tính ưu việt: giàu vi khoáng, kiềm tính tự nhiên cao như rau xanh, giàu hydro hòa tan chống oxy hóa cho cơ thể, dễ thẩm thấu và tác động nhanh đến quá trình đào thải. Nước ion kiềm giàu hydro uống thường xuyên giúp bạn tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nghẹt mũi và tăng cường sức khỏe.