Mề đay hay còn được gọi với một cái tên khác là phát ban, một triệu chứng bị viêm da, dưới sự tác động hóa học của chất histamin. Bệnh thường gây cảm giác ngứa, đau, sưng trên da rất khó chịu. Tuy nhiên, khi phát hiện kịp thời thì có nhiều cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà bằng phương pháp tự nhiên hiệu quả.
Nổi mề đay là gì?
Nổi mề đay là một tình trạng giống như viêm da do sự tác động của các dị nguyên vào cơ thể làm tác động tới hoạt chất Histamin gây ảnh nên các triệu chứng nổi mẩn ngứa, đỏ da trên một vùng da của cơ thể hoặc cả một vùng lớn. Những yếu tố có thể coi là tác nhân gây nổi mề đay có thể là thuốc, thực phẩm, hóa chất hoặc môi trường bên ngoài.
Tình trạng nổi mề đay không phải là một căn bệnh đe dọa tính mạng của người bệnh nhưng họ sẽ cảm thấy khó chịu thời gian dài do cơn ngứa hành hạ đồng thời gãi nhiều còn gây tổn thương, nóng rát da. Tuy nhiên bệnh nhân cần cẩn thận nếu tình trạng nổi mề đay lặp lại, bị phát ban toàn thân, cùng với triệu chứng khó thở khò khè và sốc phản vệ. Đối với trường hợp này thì cách chữa mề đay hiệu quả nhất chính là mang đi đến các cơ sở y tế, khám chữa bệnh gần nhất để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Những biểu hiện của bệnh nổi mề đay
Có rất nhiều người thường nhầm giữa việc nổi mề đay với bệnh phù mạch bởi những dấu hiệu của hai loại bệnh này là gần như giống nhau. Tuy nhiên, nếu chúng ta để ý kỹ thì sẽ thấy bệnh nổi mề đay sẽ có những dấu hiệu rất riêng biệt sau đây:
– Xuất hiện các nốt ban đỏ, trắng trên mặt, tứ chi, hoặc toàn thân.
– Vùng da bị nổi ban có thể to nhỏ với kích thước và hình dạng khác nhau.
– Tình trạng nổi mẩn tái đi tái lại nhiều lần không biết trước.
– Người bệnh bị ngứa rát khu vực bị nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu ngay cả khi đi ngủ.
– Những nốt đỏ, ngứa là dấu hiệu phổ biến nhất của mề đay
– Người bị nổi mề đay nặng nổi mẩn ngứa và mề đay tại thanh quản, cổ họng còn bị ngứa, khó thở.
Cách trị nổi mề đay tại nhà
Khi phát hiện những dấu hiệu trên hãy áp dụng nhanh chóng các cách chữa mề đay bằng những phương pháp dân gian sau để mang lại hiệu quả cao nhất.
1. Đắp khăn lạnh, ẩm lên những vùng bị ngứa
Nổi mề đay sẽ gây mẩn ngứa, khó chịu. Khi bạn chưa xác định được nguyên nhân gây nổi mề đay, thì phương pháp chườm khăn lạnh, ẩm là phương pháp cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà an toàn nhất và mang lại tác dụng tức thì.
Bạn hãy lấy khăn mềm ngâm trong nước lạnh, vắt ráo nước rồi đắp lên vị trí da bị nổi mẩn, giữ trong khoảng 30 phút. Nhiệt độ và độ ẩm của khăn lạnh sẽ làm dịu và ngăn ngừa các nốt mẩn. Cứ làm liên tục thường xuyên cho tới khi các nốt mẩn ngứa biến mất.
2. Tắm bằng nước lá chè xanh
Chè xanh có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe: sát trùng, cầm máu. Ngoài ra uống nước chè xanh còn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể nên chè xanh điều trị dị ứng mẩn ngứa khá hay.
Dùng 20g chè xanh rồi cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước. Sau đó dùng nước chè xanh để tắm sẽ đẩy lùi được những dấu hiệu khó chịu của bệnh nổi mề đay.
Một số lưu ý là sau khi tắm các loại nước trên, người bệnh cần tắm lại 1 lần nước sạch để loại bỏ chất nhờn. Tuy nhiên, khi da bị bong tróc, trầy xước, thì tuyệt đối không nên tắm nước chè xanh.
3. Sử dụng lá khế tươi để giảm các nốt mẩn ngứa
Trong cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà, mẩn ngứa bạn có thể lấy một nắm lá khế tươi bỏ vào chảo rang cho héo.Căn làm sao cho lá khế vẫn còn nóng ở nhiệt độ vừa phải, không được nóng quá sẽ làm bỏng da, rồi bạn lấy nắm lá khế đã rang chà lên những vùng da bị ngứa. Lặp lại vài lần cho tới khi khỏi hẳn thì thôi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng 40gr vỏ của thân cây khế đem sắc lấy nước uống hàng ngày, hay bạn cũng có thể lấy cành và lá khế nấu lấy nước tắm hàng ngày cũng là cách để trị mề đay hiệu quả.
4. Trị mề đay bằng đu đủ giấm
Đây là món ăn ẩm thực dành cho những người bị mắc bệnh mề đay mãn tính. Bài thuốc này được sử dụng như sau:
Chuẩn bị: Đu đủ 100g, gừng tươi 6g, giấm gạo 100ml, chọn những trái đu đủ đã già nhưng chưa chín, vẫn còn độ giòn.
Thực hiện: Lấy đu đủ và gừng tươi thái thành những miếng nhỏ, bỏ giấm, gừng và đu đủ vào 1 cái nồi nhỏ đun nhỏ lửa. Nấu khi nào giấm cạn hết thì bắc ra. Bài thuốc này có thể sử dụng vào buổi sáng và chiều sẽ rất có tác dụng trong việc giảm những cơn ngứa khó chịu của bệnh nổi mề đay.
5. Gừng nấu đường phèn
Chuẩn bị: 1/2 chén giấm.,100gr đường phèn và 50gr gừng tươi
Thực hiện: Rửa sạch gừng, thái thành sợi rồi bỏ vào nồi đất đổ giấm và đường phèn vào, cho thêm một chút nước với lượng vừa đủ nấu chín.
Đun nhỏ lửa, canh chừng còn khoảng 1/2 chén nước thì bắc ra gạn bỏ bã lấy nước để dùng.
Cách dùng: Bạn có thể dùng nhiều lần, mỗi lần cho thêm vào một ít nước ấm dùng 2 lần trong ngày. Đây là một trong những cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà được ông bà ta áp dụng thành công.
6. Dùng lá hẹ xanh
Khi bị mề đay đừng nên quá rối trí mà thay vào đó bạn hãy bình tĩnh sử dụng lá hẹ bằng cách rửa sạch lá hẹ xanh, xắt nhỏ cho vào nấu cùng lượng nước gấp đôi lượng lá hẹ rồi chia làm hai phần.
Một phần nước lá hẹ cho người bị nổi mề đay mẩn ngứa uống khi còn nóng. Một phần dùng gạc sạch thấm hỗn hợp nước lá hẹ xanh thoa vào vùng bị ngứa làm thuốc chữa mề đay dị ứng bên ngoài rất linh nghiệm.
Chỉ vài phút sau khi uống kết hợp thoa hỗn hợp nước hẹ xanh cho người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể lắng dịu, những nốt ngứa dần dần tan biến, hết ngứa tức thời.
7. Chà xát bằng kinh giới
Loại gia vị không thể thiếu trong món rau sống này cũng phát huy rất tốt vai trò của mình trong việc cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà.
Để có được hiệu quả từ bài thuốc này, bạn chỉ cần sử dụng phần ngọn mang hoa rồi sao cho nóng già, gói vào mảnh vải gạc, hoặc mảnh lưới vó gai càng tốt. Tiến hành chà xát khắp chỗ ngứa. Làm nhiều lần sẽ giảm ngứa nhanh.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng biện pháp xông hơi bằng nước lá kinh giới đã đun sôi cũng giúp xóa sổ những vết tích của mề đay trên da.
Cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà bằng các liều thuốc dân gian đơn giản, ít tốn kém và mang lại hiệu quả cao. Để tăng cường chức năng của hệ miễn dịch thì một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học lành mạnh sẽ giúp cho cơ thể tăng cường sức đề kháng và giảm thiểu nguy cơ đáng kể của việc nổi mề đay trên da.