Mùa hè thời tiết nóng bức nên cả người lớn và trẻ em đều dễ mắc bệnh nhiệt miệng. Nếu để lâu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của bạn. Sau đây là 10 cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên áp dụng.
- 1 Nhiệt miệng là gì?
- 2 Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả
- 2.1 1. Súc miệng bằng nước muối loãng
- 2.2 2. Dùng nước cốt dừa để đánh bay nhiệt miệng
- 2.3 3. Sử dụng nước hạt rau mùi
- 2.4 4. Dùng nước củ cải
- 2.5 5. Ngậm nước khế chua
- 2.6 6. Uống nước ép cà chua
- 2.7 7. Ăn những quả chát
- 2.8 8. Bôi nước lá rau ngót
- 2.9 9. Dùng mật ong
- 2.10 10. Uống nước ion kiềm giàu hydro
- 3 Phòng chữa nhiệt miệng hiệu quả
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng (Recurrent Aphthous Stomatitis – RAS) là một bệnh viêm loét xuất hiện ở miệng. Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Đây là bệnh nhẹ nhưng khá phổ biến.
Nhiệt miệng không gây nguy hiểm, tuy nhiên lại gây ảnh hưởng khá nhiều và bất tiện đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong ăn uống. Những người bị áp tơ miệng thường xuyên cũng khá vất vả, vì vậy, cần nhận diện được dạng mà mình đang mắc phải để biết cách điều trị hợp lý.
Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả
Cả dân gian và Tây y đều có những cách riêng biệt để chữa nhiệt miệng. Chúng ta hãy cùng tham khảo các cách dưới đây.
1. Súc miệng bằng nước muối loãng
Hãy dùng nước muối loãng để súc miệng hàng ngày hoặc ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ ra. Nước muối có tính sát khuẩn cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét và khiến chúng nhanh chóng lành lặn trở lại.
2. Dùng nước cốt dừa để đánh bay nhiệt miệng
Nghiền nát cùi dừa rồi ép lấy nước để súc miệng 3-4 lần/ ngày. Nước cốt dừa chứa dầu dừa giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng làm dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do nhiệt gây ra.
3. Sử dụng nước hạt rau mùi
Dùng 1 thìa hạt rau mùi, với 1 cốc nước đun sôi, bỏ hạt dùng nước để súc miệng. Dùng 3-4 lần/ ngày. Nước hạt rau mùi có tác dụng kháng khuẩn, chữa hôi miệng, nhiệt miệng cực hiệu quả.
4. Dùng nước củ cải
Nước ép củ cải có tác dụng rất tốt trong việc chữa nhiệt miệng. Dùng 300g củ cải trắng giã lấy nước cốt hòa cùng 1 ít nước lọc, dùng súc miệng 3 lần/ ngày, sau 2 ngày là bệnh khỏi hẳn.
5. Ngậm nước khế chua
Dùng 2-3 quả khế chua, giã nát rồi cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi, để nguội, lấy ngậm nuốt dần. làm như vậy nhiều lần trong ngày mỗi khi bạn thời gian rảnh rỗi không phải ăn hoặc nói nhiều
6. Uống nước ép cà chua
Dùng nước ép cà chua để ngậm rồi nuốt dần như nước khế hoặc bạn có thể nhai sống cà chua. Dùng từ 3-4 lần/ ngày công hiệu sẽ rất nhanh.
7. Ăn những quả chát
Các chất chát như trà xanh, trà khô, quả sung, vỏ xoài, húng chanh,…giúp kháng khuẩn, giải nhiệt miệng, khử mùi hôi hiệu quả. Vì vậy, khi bị nhiệt miệng hãy ăn những quả chát để cải thiện tình trạng.
8. Bôi nước lá rau ngót
Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần tình trạng nhiệt miệng sẽ cải thiện rõ rệt.
9. Dùng mật ong
Dùng mật ong hoặc trộn với bột nghệ rồi thoa vào chỗ bị loét trong miệng. Mật ong kháng khuẩn, nghệ kháng viêm sẽ giúp vết loét nhanh bình phục, không bị sẹo, kích thích các mô phát triển.
10. Uống nước ion kiềm giàu hydro
Nước ion kiềm giàu hydro được tạo ra từ công nghệ điện phân 2 lần hiện đại, tách nước thành nước axit và nước ion kiềm. Sau đó nhờ đường hồi axit, nước axit quay trở lại buồng điện phân, tạo thành nước ion kiềm giàu hydro với các tính năng nổi bật như: kiềm tính cao, giàu hydro chống oxy hóa, ngăn chặn gốc tự do, thẩm thấu và đào thải nhanh
Nước ion kiềm giàu hydro Atica với độ pH 8.5 – 9.5, là loại nước uống tốt cho sức khỏe, phù hợp để uống hằng ngày và còn có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ giải độc, thanh lọc cơ thể.
Nước ion kiềm giàu hydro có phân tử nước siêu nhỏ, chỉ 0.5 nm, nhỏ hơn đến 5 lần so với phân tử nước thông thường. Vì vậy, nước ion kiềm bù nước, cấp nước nhanh chóng cho tế bào, giảm các cơn đau do nhiệt miệng gây ra.
Phòng chữa nhiệt miệng hiệu quả
Khi bị nhiệt miệng chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu vì ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sinh hoạt cá nhân. Bạn cần áp dụng kỹ những điều sau:
– Hạn chế các chất cay nóng, đặc biệt trong ngày hè nóng bức. Không chỉ khiến cơ thể bị nhiệt, loét miệng mà nó còn khiến bạn bị nổi mụn, nóng gan, gây mẩn ngứa, tích tụ độc tố cho gan.
– Không uống rượu bia, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt,…
– Tăng cường ăn những thực phẩm mát, có tính giải nhiệt, mát gan cao để giúp cơ thể thanh nhiệt.
– Uống thật nhiều nước để giải tỏa nhiệt trong cơ thể.
– Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Nhiệt miệng là bệnh mà ai cũng có thể bị kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt trong mùa hè thì khả năng bị bệnh này càng cao. Chúng ta cần phòng tránh và áp dụng những phương pháp trên để cơ thể luôn khỏe mạnh. Hy vọng với 10 cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp bạn và gia đình có mùa hè vui vẻ.