Robert O. Young, nhà khoa học tiên phong và tác giả của phép đo pH cho biết: “Sức khỏe của bạn phụ thuộc vào sự cân bằng của môi trường kiềm, được tạo ra bằng cách ăn các loại thực phẩm như cà chua, bơ và rau xanh … tạo ra sự cân bằng tối ưu 80/20 và điều chỉnh lượng acid / kiềm của cơ thể thông qua những thay đổi đơn giản trong chế độ ăn có thể làm giảm cân, gia tăng sức chịu đựng và sức khỏe, hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn.”
Sức khỏe của chúng ta đã bị mất cân bằng như thế nào?
Sau nhiều năm xã hội thay đổi, những tiến bộ công nghệ và những thói quen tiêu dùng , chúng ta đang phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe. Không phải ngẫu nhiên số người bị ung thư, bệnh tim mạch và đái tháo đường ngày càng tăng gần như chính xác với sự gia tăng tiêu thụ các thực phẩm có tính axit như đường, chất béo, thức ăn nhanh, thực phẩm tinh chế và bánh mì. Đồng thời, việc tiêu thụ thực phẩm tươi sống, như các loại rau và các axit béo thiết yếu đã giảm đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ các loại thức ăn có chứa nhiều đường.
Khi chúng ta nói về chế độ ăn kiềm, chúng ta thường đề cập đến việc tiêu thụ những thức ăn và đồ uống có tính kiềm vào cơ thể. Tác dụng này được dựa trên hàm lượng khoáng chất của thức ăn và do đó có tính kiềm hoặc axit ảnh hưởng đến độ pH của cơ thể. Một số thực phẩm có tính axit (thường có chứa đường, chất béo, sữa, chất bảo quản, chất làm ngọt, hóa chất vv), trong khi nhiều loại thực phẩm lại có tính kiềm. Chúng ta đã biết rằng thực phẩm có chứa chất kiềm là những thực phẩm tốt như: thực phẩm có hàm lượng đường thấp, rau tươi, các loại hạt, salad, rong biển, những thực phẩm giàu nước. Những thực phẩm có chứa chất khoáng liệu có tính axit? Là những loại đồ ngọt, rượu, chất béo, thịt, sữa, pizza, cola, bánh quy, khoai tây chiên, bánh mì, mì ống, thực phẩm tinh chế, thực phẩm chế biến …
Tất nhiên, nhu cầu mỗi người là khác nhau, tuy nhiên, chúng ta nên ăn 70 – 80% thực phẩm có tính kiềm, 20 – 30% thực phẩm có tính axit.
Xem thêm : Nước ion kiềm có thể giúp giải quyết các vấn đề trong khi mang thai
Cách thức phân loại thực phẩm giàu kiềm
Thực phẩm kiềm và thực phẩm axit được gọi là kiềm hay axit dựa trên ảnh hưởng của chúng đối với cơ thể sau khi tiêu hóa. Đây là một sự phân biệt rất quan trọng và giải thích đầy đủ sự khác biệt giữa các danh sách thực phẩm khác nhau. Nó giúp giải thích những khác biệt chính giữa các biểu đồ thức ăn kiềm khác nhau như:
- Tại sao một số thực phẩm có thành phần là trái cây như cam và chuối lại được coi là thực phẩm kiềm: bởi vì mặc dù chúng có chứa chất kiềm, nhưng chúng cũng có chứa một lượng đường lớn tạo axit.
- Tại sao chanh và các loại thuộc họ chanh được coi là thực phẩm kiềm: mặc dù trong trạng thái tự nhiên chúng có tính axit – do hàm lượng đường rất thấp nhưng có hàm lượng khoáng kiềm rất cao.
Xem thêm: Uống bao nhiêu nước là đủ trong thời kỳ mang thai?