Giải pháp cân bằng axit dư bằng thực phẩm có tính kiềm

Tính kiềm và tính axit đều quan trọng với cơ thể, mỗi yếu tố đảm nhận vai trò khác nhau. Tính kiềm và axit được hấp thu vào trong cơ thể chủ yếu qua chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Nghiên cứu chỉ ra rằng, càng kiềm hóa cơ thể thì sức khỏe càng tốt. Vậy nên bổ sung những thực phẩm có tính kiềm như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Lợi ích của chế độ ăn giàu kiềm

Sức khỏe cơ thể phụ thuộc lớn vào độ pH tự nhiên trong cơ thể, nghĩa là phụ thuộc vào sự cân bằng giữa tính axit và tính kiềm. Thang đo pH được tính dao động từ 0 – 14, với các chỉ số: pH =7 là môi trường trung tính

pH > 7 là môi trường kiềm

pH < 7 là môi trường axit

Môi trường kiềm tính tự nhiên tốt nhất trong cơ thể luôn duy trì ở mức kiềm nhẹ, có độ pH khoảng 7.35. Khi tính axit trong cơ thể tăng lên thì độ kiềm tự nhiên này bị phá vỡ, cơ thể có tính axit, dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như: dạ dày, tim mạch, gout, tiểu đường…

Chế độ ăn kiềm tính
Chế độ ăn kiềm tính sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh

Đa số thực phẩm chúng ta ăn uống hàng ngày đều có tính axit, axit trong dạ dày nếu ở mức vừa phải sẽ có tác dụng giảm tải áp lực hoạt động cho dạ dày, thúc đẩy hệ tiêu hóa thực hiện chức năng của mình. Tuy nhiên việc ăn nhiều thực phẩm thịt đỏ, thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, cùng với chế độ ăn uống, ngủ nghỉ không khoa học, khiến axit tăng cao trong dạ dày là nhân tố hàng đầu, có thể dẫn đến ung thư, tim mạch…

Trước thực tế như vậy, việc duy trì thói quen ăn những thực phẩm chứa nhiều kiềm, sẽ có những tác dụng hữu ích với cơ thể như sau:

  • Ngăn ngừa sự hình thành axit lactic, gây hại cho sức khỏe
  • Làm tăng lượng oxy trong máu
  • Cân bằng tính axit trong cơ thể, duy trì mức pH cân bằng trong cơ thể
  • Tối ưu hóa khả năng hấp thụ các vitamin, khoáng chất, dưỡng chất của cơ thể
  • Giúp phục hồi và tái tạo các tế bào các tế bào trong cơ thể một cách nhanh chóng

Các thực phẩm có tính kiềm

Duy trì mức độ kiềm tự nhiên cao, sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa được nhiều bệnh tật, bởi tế bào ung thư phát triển trong môi trường axit, tế bào khỏe mạnh phát triển trong môi trường kiềm.

Việc bổ sung lượng kiềm tự nhiên thông qua chế độ ăn uống hàng ngày là cách chúng ta cân bằng lượng axit dư, giúp kiềm hóa cơ thể.

Kiềm hóa cơ thể
Kiềm hóa cơ thể qua chế độ ăn là việc làm khoa học nhất

Nhóm thực phẩm chứa nhiều kiềm có thể phân chia theo 3 cấp độ sau.

1. Nhóm thực phẩm có tính kiềm nhẹ

Thực phẩm có tính kiềm nhẹ thường ở mức cân bằng với độ pH từ 7.0 – 7.5, đủ để duy trì sự khỏe mạnh của cơ thể. Mức độ bổ sung kiềm tính tự nhiên ở mức nhẹ này chỉ thích hợp có những cơ thể đang có độ pH tính kiềm, nghĩa là độ pH trong cơ thể ở ngưỡng 7.0 – 7.35.

Thực phẩm có tính kiềm nhẹ có thể kể tên như măng tây, đậu hà lan, hạt mè, su hào, dầu hạt lanh, dầu oliu, hoa atiso, sữa hạnh nhân…

2. Nhóm thực phẩm có kiềm tính trung bình

Thực phẩm có tính kiềm trung bình có độ pH trong khoảng từ 7.5 – 8.0, mức kiềm tính này rất thích hợp cho những có thể đang có tình trạng dư thừa axit. Khi cơ thể có tính axit nhẹ, lúc đó độ pH trong cơ thể chỉ ở mức khoảng từ 5.0 đến 6.5. Axit tăng nhẹ có thể dẫn đến các triệu chứng đầy bụng, ợ hơi,ợ nóng, loét dạ dày, trào ngược axit…

Đây là lúc chúng ta nên quan tâm đến lượng kiềm nạp vào cơ thể để cân bằng lại lượng axit dư thừa kể trên.

Nhóm thực phẩm có kiềm tính cao trung bình, có thể giúp cân bằng lượng axit tăng nhẹ trong cơ thể, có thể kể tên như: ớt chuông, đậu xanh, cà rốt, bí đỏ, chuối, chanh…

Chế độ ăn uống
Chế độ ăn ảnh hưởng quan trọng đến sự cân bằng giữa axit và kiềm trong cơ thể

3. Nhóm thực phẩm có kiềm tính cao

Thực phẩm có tính kiềm cao, mức pH trong khoảng từ 8.5 đến 9.5 là mức tốt nhất để trung hòa lượng lớn axit dư trong cơ thể.

Dư thừa axit quá nhiều, độ pH của cơ thể lúc này sẽ nhỏ hơn 5, gây rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, loét dạ dày, theo thời gian dài sẽ gây ra ung thư dạ dày. Chưa kể đến lượng axit dư thừa quá cao sẽ ảnh hưởng đến gan, thận, máu, tim…

Khi lượng axit dư thừa quá cao trong cơ thể, cần một mức kiềm rất cao để trở về trạng thái cân bằng, gây áp lực lớn đến cơ quan tiêu hóa. Việc bổ sung lượng thực phẩm có tính kiềm tự nhiên cao, sẽ giúp cơ thể cân bằng axit dư.

Nhóm thực phẩm có chứa kiềm tính cao như bơ, cải xoăn, bông cải xanh, cần tây,  cải ngồng, bông hẹ, cải xoong, măng tây, dưa hấu…

Có thể thấy chế độ ăn hàng ngày ảnh hưởng quan trọng đến sự cân bằng giữa axit và kiềm trong cơ thể. Nên hạn chế ăn thức ăn nhiều axit, tăng cường những thực phẩm giàu tính kiềm để cân bằng lượng axit dư, từ đó loại bỏ những yếu tố gây hại cho sức khỏe.

Nước ion kiềm giàu hydro Atica và giải pháp kiềm hóa cơ thể

Nước là một trong những nhu cầu thiết yếu để duy trì sự sống, sử dụng nước ion kiềm giàu hydro hàng ngày là một trong những giải pháp được các chuyên gia khuyên dùng để giúp cơ thể kiềm hóa tốt nhất, nhanh nhất và dễ dàng nhất.

KHẢ NĂNG TRUNG HÒA AXIT CỦA NƯỚC ION KIỀM GIÀU HYDRO ATICA

Nước ion kiềm giàu hydro là nước có kiềm tính tự nhiên cao như rau xanh, với độ pH cao 8.5 – 9.5 có thể giúp cơ thể cân bằng axit dư nhanh chóng. Uống nước ion kiềm giàu hydro Atica không chỉ khôi phục sự cân bằng pH, tăng cường giải độc cho cơ thể mà còn có chức năng làm đẹp, giúp hạn chế bệnh tật, hỗ trợ điều trị bệnh lý như dạ dày, tiêu hóa, tim mạch…

Sử dụng nước ion kiềm giàu Hydro đã được Bộ y tế Nhật Bản khuyên người dân sử dụng như thực phẩm thiết yếu hàng ngày để bảo vệ sức khỏe. Minh chứng cụ thể cho điều này được ghi nhận bởi Nhật Bản là quốc gia đứng đầu thế giới về tuổi thọ trung bình.

Không quá phức tạp như chế biến thực phẩm, sử dụng nước ion kiềm giàu hydro Atica thu được từ công nghệ điện phân 2 lần của Nhật Bản, bạn hoàn toàn có thể bảo vệ sức khỏe của chính mình và gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *