Bí mật về cây ngải cứu – Thần dược cho mọi nhà

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay cây ngải cứu vẫn được sử dụng như những bài thuốc dân gian chữa trị nhiều loại bệnh. Thế nhưng bạn có chắc mình đã biết hết những lợi ích của loại cây nhỏ nhưng có võ này. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Tìm hiểu về cây ngải cứu

Cây ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris, còn có tên gọi khác là cây ngải diệp hay cây thuốc cứu, là loại cây thuộc họ cúc Asteraceae. Cây ngải cứu sống ở những nơi có vùng đất ướt, đây là loại cây dễ sống, sống lâu năm và mọc theo khóm. Đặc điểm nhận diện như: Vị đắng, hơi cay và mùi thơm của cây. Mặt trên của lá ngải có màu lục sẫm, chúng mọc so le và chẻ lông chim. Ngải cứu mọc hoang ở khắp các vùng miền trên cả nước,các gia đình trồng ngải cứu để ăn và sử dụng nó để chế biến với các món ăn hàng ngày. Ngoài ra, ngải cứu khi phơi khô để nhiều năm sẽ là một trong những dược phẩm quý hiếm chữa được nhiều bệnh.

Cây ngải cứu được trồng phổ biến ở các gia đình Việt Nam
Cây ngải cứu được trồng phổ biến ở các gia đình Việt Nam

 

Lợi ích của cây ngải cứu

1. Tác dụng của ngải cứu đối với da

Làm trắng da và trị mụn hiệu quả: Nếu làn da của bạn không được hồng hào, thường xuyên bị mụn bị cây ngải cứu sẽ giúp bạn cải thiện được tình hình. Lấy lá ngải cứu giã nhuyễn sau đó đắp lên mặt, lên những chỗ bị mụn để khoảng 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Bạn duy trì quá trình này trong vòng 1 tháng sẽ nhận thấy những tiến bộ và hiệu quả tích cực từ làn da.

Xóa mờ các vết thâm và sẹo: Bạn cũng tiếp tục giã nhuyễn lá ngải cứu sau đó trộn trên một chút dầu oliu. Hỗn hợp này sẽ giúp mạch máu dưới da được lưu thông. Thực hiện hỗn hợp trên trong thời gian dài bạn sẽ thấy da mặt mình được cải thiện đáng kể.

Cải thiện quá trình lão hóa ở da: Ngoài việc đắp mặt nạ thường xuyên, bạn còn có thể uống nước ngải cứu tươi để tái tạo làn da, tăng độ đàn hồi và sự tươi trẻ mỗi ngày.

Trị rôm ở trẻ nhỏ: Đối với trẻ nhỏ hay bị rôm sảy, bạn chỉ cần giã nát nắm lá ngải cứu và chắt lấy nước cho trẻ tắm.

Ngải cứu có tác dụng hiệu quả trong việc làm đẹp da
Ngải cứu có tác dụng hiệu quả trong việc làm đẹp da

2. Ngải cứu có tác dụng cân bằng nhiệt trong cơ thể

Loại trừ các bệnh nóng trong người: Nhiệt miệng, viêm lợi, viêm họng, viêm tai… Một bí quyết rất đơn giản mà bạn có thể nhanh chóng làm ngay trong tức khắc đó là dùng một nắm nhỏ lá ngải cứu, đun sôi cùng với nước và ngâm chân cho đến khi toàn thân ra mồ hôi. Sau khi ngâm chân, bạn nên uống một nước ấm để bù vào lượng nước đã mất trước đó, liên tục ngâm trong 2-3 ngày. Đồng thời, cải thiện chế độ ăn uống, nên ăn thêm những thực phẩm có tính mát, nghỉ ngơi, bệnh sẽ được loại trừ.

Phòng chống lạnh trong cơ thể: Với nhiều người có thể trạng hư hàn, lúc nào cũng cảm thấy lạnh ở một số bộ phận như: Tay, chân…. Một nhóm người khác cơ thể dư thừa độ ẩm, hay ra mồ hôi vặt. Theo tài liệu ghi trong Đông y thì cây ngải cứu có tác dụng rất mạnh trong việc loại bỏ chứng hàn lạnh trong cơ thể. Chúng ta có thể dùng lá ngải cứu để ngâm chân để cải thiện hệ tuần hoàn, lưu thông khí huyết, giúp loại bỏ lượng nước dư thừa trong cơ thể, tác động tới 20 dòng kinh mạch trên cơ thể và điều hòa âm dương trở về trạng thái cân bằng. Khi khí huyết khỏe mạnh thì khí hàn lạnh cũng tiêu tan. Hoặc có một cách nữa hơ nóng lá ngải cứu đắp vào chân để tăng tăng sức đề kháng trong cơ thể.

3. Tác dụng đối với việc chữa các loại bệnh khác

Giảm mỡ bụng: Bạn rang cây ngải cứu với muối đến khi có mùi thơm, rồi bỏ vào túi để chườm bụng. Cách này có thể giúp bạn giảm mỡ bụng, giữ ấm. Đặc biệt những mẹ nào mới sinh thì nên làm.

Giảm suy nhược cơ thể: Lấy lá ngải cứu cùng với các gia vị của thuốc bắc hầm với gà hoặc chim câu. Món ăn này rất bổ dưỡng thường dùng cho những người mới ốm dậy, phụ nữ cho con bú.

Sơ cứu vết thương: Khi bị côn trùng cắn, vết thương ra nhiều máu, bạn nên giã nhuyễn lá ngải cứu đắp vào chỗ vết thương, máu sẽ được cầm ngay lập tức.

Điều hòa kinh nguyệt: Bạn có thể hãm trà ngải cứu để uống 1 tuần trước chu kỳ kinh để bớt đau bụng hay uống trong suốt kỳ kinh để điều hòa kinh nguyệt.

Chữa bệnh cảm cúm, đau đầu, đau dây thần kinh: Sử dụng hỗn hợp tía tô, rau cúc tần, lá sả và một ít lá ngải cứu nấu uống liên tục trong 3 đến 5 ngày sẽ giúp hạn chế được tình trạng đau họng, cảm cúm. Đối với việc đau đầu, bạn nên sử dụng lá ngải cứu thái nhỏ trộn đều với trứng gà rồi đem rán hoặc hấp cách thủy. Ăn vừa ngon, vừa giảm được các cơn đau đầu.

Trứng ngải cứu một món ăn bổ dưỡng
Trứng ngải cứu một món ăn bổ dưỡng

Giảm chứng chuột rút: Bạn thường xuyên bị chuột rút thì cách duy nhất để khắc phục đó chính là ngâm chân với nước ngải cứu nóng. Trong quá trình ngâm thì cho chút muối, sẽ thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, giảm các chứng đau, co thắt. Duy trì thói quen này thường xuyên để nhận thấy lợi ích tích cực.

Cây ngải cứu trị bệnh đau lưng, đau cột sống: Giã nhuyễn ngải cứu lấy nước cốt hòa với mật ong uống liên tục trong 2-3 tuần các triệu chứng đau sẽ giảm đi đáng kể.

Những lưu ý khi sử dụng cây ngải cứu

Cây ngải cứu có thể gây ra phản ứng phụ đối với những bệnh nhân có tiền sử về gan, viêm ruột cấp tính. Vậy nên trước khi sử dụng những bài thuốc từ ngải cứu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Liều dùng của ngải cứu có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe. Ngải cứu có thể không an toàn nếu bạn dùng không đúng liều lượng thậm chí còn gây ra những hậu quả khó lường. Vậy nên hãy cân nhắc, tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn trước khi dùng.

Cây ngải cứu là bài thuốc dân gian chữa được nhiều bệnh khác nhau. Từ xa xưa, cha ông ta đã tận dụng những lợi thế này để áp dụng trong cuộc sống thường nhật. Và ngày nay chúng ta cũng nên học hỏi những bài thuốc từ cỏ cây có trong vườn, hạn chế sử dụng kháng sinh khi có dấu hiệu bị bệnh.

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *