Theo những người nổi tiếng, các bác sĩ và các chuyên gia y tế, bí quyết sống lành mạnh là làm cho cơ thể kiềm hóa. Vậy làm thế nào để kiềm hóa cơ thể hay có một chế độ ăn uống kiềm hóa để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe?
Xem thêm: Tại sao các thực phẩm có tính kiềm lại quan trọng đối với sức khỏe?Phương án 1: Chế độ ăn
– Ăn nhiều trái cây, rau cải và các sản phẩm từ thực vật. Trọng tâm của chế độ ăn kiềm hóa là hướng đến trái cây và rau quả, chứ không phải là thịt, sữa, trứng và các loại thực phẩm carbohydrate. Theo nguyên tắc chung, các sản phẩm từ thực vật như trái cây và rau quả thường phân hủy thành các chất kiềm, trong khi các thực phẩm khác thường phân hủy thành axit. Vì vậy, tăng cường rau xanh trong chế độ ăn uống là một cách đảm bảo tăng lượng kiềm trong cơ thể.
Các loại trái cây và rau quả có chứa kali gồm có: táo, bông cải xanh, măng tây, chuối, atisô, củ cải đường, cải xoăn, nho, rau bina, dưa đỏ, súp lơ…
– Ăn các loại đậu giàu protein. Như đã nói ở trên, chế độ ăn kiềm hóa không bao gồm các loại đồ ăn giàu protein như thịt, trứng và sữa. Tuy nhiên, protein là một chất dinh dưỡng quan trọng cho các quá trình hoạt động của cơ thể, điều đó có nghĩa là nên bổ sung những thực phẩm giàu protein vào trong chế độ ăn kiềm hóa. Đậu và các loại hạt cung cấp đủ lượng đạm và không tạo thành axit nhiều như thịt, trứng…
Protein là một chất dinh dưỡng thiết yếu được sử dụng trong nhiều quá trình quan trọng, như xây dựng cấu trúc xương khỏe mạnh, thúc đẩy tăng trưởng, tạo điều kiện cho chức năng cơ và duy trì cân nặng.
– Uống sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân thay vì sữa động vật. Ngoài việc không có tính axit của các sản phẩm sữa động vật, sữa đậu nành và sữa hạnh nhân khá bổ dưỡng vì cả hai loại này đều không chứa cholesterol và calo có trong sữa bò.
– Uống nước kiềm. Trong khi các chuyên gia thường khuyên chúng ta nên uống nước lọc, còn các chuyên gia về chế độ ăn kiềm hóa thường khuyên dùng nước đã được xử lý để tạo ra tính kiềm. Nước kiềm không có tác động tiêu cực lên sức khỏe con người và có nhiều lợi ích.
– Ăn nhiều loại thực phẩm có tính kiềm khác. Các khuyến cáo trên chỉ đại diện cho một vài lựa chọn cho chế độ ăn kiềm hóa. Ngoài các thực phẩm trên, chúng ta có thể hấp thụ kiềm qua một số thực phẩm sau:
- Các loại hạt: hạnh nhân, hạt dẻ, hạt bí đỏ, hạt hướng dương.
- Một số thức ăn chứa protein: đậu hũ, đậu nành, kê.
- Một số gia vị: muối biển, ớt, cà ri, mù tạt, gừng, quế, stevia.
- Một số trái cây sấy khô: chà là, nho khô, mơ, mận.
– Hạn chế ăn các thực phẩm có tính axit. Mặc dù thịt, sữa và trứng có thể là những món ăn mà nhiều người thèm nhất khi bắt đầu chế độ ăn kiêng, nhưng chúng ta không chỉ hạn chế ăn những thực phẩm này. Ngoài thịt, sữa và trứng, các thực phẩm khác có chế độ ăn kiềm hóa nên hạn chế như:
- Ngũ cốc: mì ống, gạo, bánh mì, ngũ cốc, bánh quy giòn, lúa mì.
- Thực phẩm chế biến: đồ ăn nhanh giàu mỡ / đường, đồ uống ngọt, đồ ăn đóng hộp, các món bánh tráng miệng, kẹo, thạch.
- Nên uống nước hoa quả và ăn các loại trái cây: nước ép quả việt quất, dừa khô, ô liu ngâm, mận.
Tuân thủ nguyên tắc cân bằng 80/20. Tức là kết hợp ăn các thức ăn giàu kiềm và các thức ăn có tính axit để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, mức độ phù hợp cho chế độ này là 80/20.
Xem thêm : Nước ion kiềm có thể giúp giải quyết các vấn đề trong khi mang thai
Phương án 2: Sống khỏe mạnh
– Giảm áp lực, căng thẳng. Căng thẳng có thể là nguyên nguyên hoặc là yếu tố ảnh hưởng đến sự gia tăng axit trong cơ thể. Mối liên hệ giữa căng thẳng và axit đã được khoa học chứng minh. Tuy nhiên, một cuộc sống ít căng thẳng, mệt mỏi là một cuộc sống lành mạnh. Giảm áp lực, căng thẳng làm giảm các nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim.
Dưới đây là những lời khuyên bác sĩ khuyên chúng ta nên làm để giảm căng thẳng, mệt mỏi:
- Tập thể dục, thể thao
- Hít thở sâu
- Đi ra ngoài tận hưởng cuộc sống nhiều hơn
- Cười nhiều hơn
- Tĩnh tâm
- Hạn chế các đồ uống có cồn, thuốc lá, caffein và lạm dụng thuốc