Uống nước lá hẹ tươi giúp đẩy lùi bệnh tật hiệu quả

Hẹ là loại rau gia vị quen thuộc được dùng nhiều trong các món ăn hàng ngày. Từ xa xưa, cây hẹ đã được biết đến với những công dụng chữa bệnh khá lành tính. Uống nước lá hẹ tươi, được xem là vị thuốc dân gian hữu hiệu trọng việc điều trị bệnh mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.

Cây hẹ dưới góc nhìn của Y học

Bất kỳ một vị thuốc nào cho dù là lành tính, đều phải được nghiên cứu kỹ, trước khi đưa vào sử dụng. Uống nước lá hẹ tươi có thực sự chữa trị được bệnh hay không, vấn đề này đã được các nhà khoa học nghiên cứu.

Quan điểm Đông Y cổ truyền

Theo Đông y, lá hẹ có vị cay hơi chua, có tính ấm và không có độc. Lá hẹ có tác dụng tán độc, hành khí và ôn trung; lá hẹ nên ăn thường xuyên để giúp tăng cường sức khỏe.

Có thể dùng lá hẹ để chữa các bệnh như: táo bón, chứng đi tiểu nhiều lần, chữa đái dầm, chứng ra mồ hôi trộm, chữa ho cho trẻ em và giúp trị giun kim. Bên cạnh đó, lá hẹ cũng dùng để chữa một số bệnh khác như: trĩ sưng đau, viêm lợi, viêm tai giữa hay tiêu hóa kém.

Hơn thế nữa, lá hẹ cũng rất tốt cho các quý ông trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống tình dục, khi chữa được các bệnh liên quan đến thận, chữa bệnh yếu sinh lý như: chứng xuất tinh sớm,…

Lá hẹ đã được Đông Y chứng minh là thức ăn, uống trị bệnh tốt cho cơ thể
Lá hẹ đã được Đông Y chứng minh là thức ăn, uống trị bệnh tốt cho cơ thể  

Nghiên cứu khoa học hiện đại

Theo các nhà khoa học, lá hẹ chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe như: mangan, canxi, pyridoxin, riboflavin, sắt, đồng, thiamin và niacin. Lá hẹ cũng chứa vitamin nhóm B, vitamin K giúp phòng và tránh bệnh loãng xương. Các bác sĩ cũng khuyên rằng phụ nữ nên ăn lá hẹ thường xuyên để giúp xương thêm chắc khỏe.

Ngoài ra, trong lá hẹ có chứa nhiều hoạt chất kháng sinh mạnh như: sulfit, odorin và allcin. Những chất kháng sinh này còn mạnh và còn tốt hơn cả penicillin, một chất kháng sinh hóa học hay được dùng trong thuốc tây.

Với những chất kháng sinh mạnh trong lá hẹ, lá hẹ có khả năng chống được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như: Salmonella tryphi, Shigella shiga, Streptococcus hemolyticus, Coli bethesda, Shigella flexneri, hay Bacillus subtilis,…

Các nhà khoa học cũng tìm thấy lưu huỳnh tự nhiên và chất flavonoid trong lá hẹ. Những chất này có khả năng phòng chống một số căn bệnh ung thư như: ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư tuyến tiền liệt rất hiệu quả.

Lá hẹ chứa rất ít calories nên có thể dùng để giảm cân rất tốt mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Lá hẹ có thể chế biến cùng với các món xào, món canh, tuy nhiên cách thức sử dụng trị bệnh được nhiều người sử dụng nhất đó chính là uống nước lá hẹ tươi.

Y học hiện đại nghiên cứu trong lá hẹ có chứa nhiều thành phần kháng sinh có lợi cho cơ thể
Y học hiện đại nghiên cứu trong lá hẹ có chứa nhiều thành phần kháng sinh có lợi cho cơ thể

Uống nước lá hẹ tươi trị được những bệnh gì?

Uống nước lá hẹ tươi để trị bệnh được vận dụng từ xưa, đến tận ngày nay, những bài thuốc này vẫn giữ nguyên giá trị và tác dụng. Uống nước lá hẹ tươi có thể điều trị những bệnh sau ở cả trẻ nhỏ và người lớn.

Chữa ho trẻ em: lá hẹ tươi 20g kết hợp cùng đường phèn hoặc mật ong, hấp cơm hoặc chưng cách thủy, sau đó lấy nước cho trẻ uống.

Lá hẹ hấp mật ong hoặc đường phèn là bài thuốc chữa ho cho trẻ em khá hiệu quả
Lá hẹ hấp mật ong hoặc đường phèn là bài thuốc chữa ho cho trẻ em khá hiệu quả

Chữa cổ họng đau, nuốt khó: dùng từ 12 đến 24 g lá hẹ tươi, giã lấy nước uống, ngày từ 2 đến 3 lần, đến khi hết đau. Nếu bị đau họng, lấy lá và củ hẹ giã đắp lên cổ, sau đó băng lại. Kết hợp nhai củ cải, lá húng chanh và nuốt nước.

Chữa hen suyễn (khó thở): lá hẹ một nắm giã nát, lấy nước uống hoặc có thể sắc lên để uống.

Chữa chứng rôm sảy: lấy rễ hẹ khoảng 60g sắc nước, cho trẻ uống hàng ngày, sẽ giúp trẻ không bị rôm cắn, hạn chế xuất hiện rôm trên cơ thể

Chữa cảm mạo, ho do lạnh: hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường, hấp chín, ăn cái, uống nước từ 2 đến 3 lần một ngày.

Chữa táo bón: hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ. Mỗi lần hòa nước sôi uống 5g với liều 3 lần/ ngày.

Chữa đái dầm, tiêu chảy ở trẻ em: nấu cháo rễ hẹ với công thức rễ hẹ tươi 25g, gạo 50g, rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.

Trị bệnh đau răng: lấy 1 nắm hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.

Chữa giun kim: sắc lá hay rễ hẹ giã lấy nước cho uống hàng ngày.

Chữa viêm loét dạ dày, đau vùng thượng vị: lá hẹ 250g, gừng tươi 25g. Tất cả thái vụn, giã nát, lọc lấy nước đổ vào nồi cùng với 250g sữa bò. Đun nhỏ lửa cho đến khi sôi, uống nóng.

Nước lá hẹ chữa viêm loét dạ dày
Uống nước lá hẹ còn có tác dụng chữa viêm loét dạ dày

Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường: củ hẹ 150g, thịt sò 100g. Nấu chín, nêm gia vị. Ăn thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ điều trị đái tháo đường.

Chữa gan nhiễm mỡ: hải đới 100g ngâm nước cho nở, cắt sợi. Lá hẹ 200g cắt đoạn dài, cùng nhúng nước sau 5 phút vớt ra. Cho tỏi giã nhuyễn, dấm, dầu vừng, tương và một ít đường trộn đều. Ăn hàng ngày và kéo dài trong một tháng.

Chữa di mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương: 0,5kg lá hẹ tươi giã lấy nước, uống ngày 2 lần trong một tuần.

Chữa đi tiểu nhiều lần: lá hẹ, cây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử. Lượng bằng nhau. Phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6g. Ngày uống 2 lần với nước ấm.

Với những bài thuốc dân gian, việc uống nước lá hẹ tươi có thể phòng chống nhiều bệnh lý, từ nhẹ đến nặng ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Các bạn có thể vận dụng để hỗ trợ việc phòng và chữa trị những bệnh lý phổ biến trong đời sống. Thiết nghĩ việc mỗi gia đình có một khóm hẹ trong vườn là điều cần thiết, bởi bài thuốc tự nhiên này dễ làm, an toàn, hiệu quả cao mà lại tiết kiệm chi phí.

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *