Những bệnh lý nguy hiểm từ việc dư axit dạ dày

Đau dạ dày, ung thư dạ dày là những căn bệnh đang gặm nhấm hạnh phúc và niềm vui của biết bao người. Nguyên nhân chính dẫn đến những căn bệnh khó chữa này chính là do dư axit dạ dày. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và khám phá sâu hơn về axit dạ dày ngay dưới đây.

Những bệnh lý nguy hiểm từ việc dư axit dạ dày

Tính chất chung của axit là sự ăn mòn, ở trong dạ dày, axit có tác dụng giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn, tuy nhiên nếu như dư axit dạ dày vượt ngưỡng quá cao, không được sử dụng thì sẽ dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm với cơ thể.

Tăng axit trong dạ dày quá cao có thể dẫn đến 5 bệnh lý cực kỳ nguy hiểm sau đây:

+) Viêm loét dạ dày: niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng

+) Xuất huyết dạ dày: chảy máu trong dạ dày, gây mất máu cho cơ thể

+) Trào ngược dạ dày: axit trào ngược lên trên gây tổn thương cho thực quản và đường hô hấp

+) Thủng dạ dày: axit cao bào mòn niêm mạc, dẫn đến thủng dạ dày với những dấu hiệu đau đớn như có vật nhọn đâm vào

+) Ung thư dạ dày: đây là dạng tổn thương cao nhất của cơ quan dạ dày, khó điều trị và có thể dẫn đến tử vong nếu như không phát hiện sớm.

  

Triệu chứng khi bị tăng axit dạ dày

Những triệu chứng dễ nhận thấy khi lượng axit dư cao nhiều trong dạ dày đó là:

Cồn cào ruột gan: cảm giác khó chịu, cồn cào trong ruột sẽ xuất hiện khi lượng axit dư nhiều, dấu hiệu axit bắt đầu tấn công và ăn mòn niêm mạc.

Ợ hơi: dạ dày bị ứ đọng hơi và dịch nhiều, gây mở cơ vòng thực quản, làm dịch trào ngược qua thành dạ dày gây triệu chứng khó chịu.

Ợ nóng: axit trào ngược gây tổn thương niêm mạc thực quản, đường hô hấp khiến cho cơ thể luôn trong tình trạng nóng rát vùng ngực.

Đầy bụng: axit trong dạ dày nhiều, người bệnh luôn có cảm giác chướng bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, không muốn ăn.

Ngoài ra lượng axit dư thừa cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý như suy gan, viêm gan, gout, tiểu đường…

Nếu như bạn thường xuyên bị một trong những triệu chứng trên mà không rõ nguyên nhân, hãy đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị sớm.

Nguyên nhân dư axit dạ dày

Khi hệ thống tiêu hóa bị rối loạn, dạ dày bài tiết axit nhiều hơn mức bình thường để phân hủy thức ăn bị kích thích. Axit dư thừa này có thể phá hủy niêm mạc, gây tổn thương thành dạ dày, là nguyên nhân của những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Axit trong dạ dày tăng là do những nguyên nhân sau:

1. Căng thẳng, mệt mỏi

Căng thẳng và mệt mỏi là tác nhân gây tác động đến nhiều bệnh lý cho cơ thể, không chỉ riêng việc tăng axit trong dạ dày. Khi đầu óc căng thẳng sẽ khiến hệ thần kinh trung ương điều khiển các cơ quan chậm chạp, hoạt động chức năng của dạ dày không hiệu quả dẫn đến axit bài tiết quá mức cho phép.

2. Uống nhiều rượu bia, nước uống có ga

Những thức uống như bia, rượu đều có hàm lượng cồn cao, nếu như lạm dụng, sử dụng nhiều thì có thể bào mòn niêm mạc dạ dày, kích thích dạ dày tăng axit. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, những người thường xuyên sử dụng rượu bia có  nguy cơ bị đau dạ dày, suy gan cao hơn những người bình thường.

3. Ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng

Những thức ăn có nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng là những thực phẩm có tính axit cao. Khi đưa vào trong dạ dày sẽ tạo ra những phản ứng kích thích, axit dạ dày sẽ bài tiết ra nhiều hơn bình thường.

4. Ăn không đúng giờ

Cơ thể con người bao gồm rất nhiều các cơ quan hoạt động theo đồng hồ sinh học tự nhiên. Đói cần phải ăn, khát cần phải uống… Nếu như bạn ăn không đúng giờ, để dạ dày đói thì sẽ kích thích tăng axit, điều này cực kỳ có hại, nếu lặp đi lặp lại liên tục thì những chứng bệnh về dạ dày sẽ không còn cách bạn bao xa.

5. Ngủ muộn, ngủ không đủ giấc

Giấc ngủ vô cùng quan trọng, ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hồi phục, hoạt động đào thải diễn ra tự nhiên. Nếu như bạn ngủ muộn, ngủ không đủ giấc sẽ tác động đến bộ não, gây mệt mỏi. Mệt mỏi là nguyên nhân chính dẫn đến căng thẳng, axit dạ dày từ đó mà tăng cao.

Những nguyên nhân gây tăng axit dạ dày khá hay gặp phải trong cuộc sống, dễ mắc phải ở nhiều người. Nếu như không thay đổi thói quen, ăn – ngủ – nghỉ một cách khoa học thì “nỗi đau” mang tên axit dạ dày chưa bao giờ là hết.

Biện pháp phòng tránh tăng axit dạ dày

Để phòng tránh dư axit dạ dày dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm bạn cần có chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi đúng cách. Cụ thể:

  • Không sử dụng thức uống kích thích, thức uống có cồn có hại cho dạ dày
  • Giải tỏa stress, giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan
  • Ăn đúng bữa, đủ bữa sáng – trưa – chiều, tuyệt đối không bỏ bữa sáng, không ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh. Lên chế độ ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn thịt đỏ, nên ăn thịt gia cầm, cá, uống nhiều sữa
  • Ngủ đủ giấc 8 tiếng, không thức khuya sau 11 giờ
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, kích thích máu lưu thông đến các cơ quan

“Xoa dịu” nỗi đau mang tên axit bằng nước ion kiềm giàu hydro

Nước ion kiềm giàu Hydro là loại nước uống được tạo ra từ công nghệ điện phân 2 lần tiên tiến của Nhật Bản. Nước sau khi được loại bỏ các chất bẩn sẽ đi qua buồng điện phân. Tại đây diễn ra công nghệ điện phân 2 lần tạo thành nước ion kiềm giàu hydro. 

Tác dụng của nước ion kiềm giàu hydro với bệnh dạ dày

 

Nước ion kiềm giàu Hydro có kiềm tính tự nhiên cao, độ pH tự nhiên cao 8.5 – 9.5. Nếu như sử dụng thường xuyên sẽ giúp cơ thể trung hòa lượng axit dư thừa, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động, giải tỏa áp lực cho dạ dày.

Ngoài ra nước ion kiềm giàu hydro chứa hàm lượng cao phân tử hydro hòa tan là chất chống oxy hóa, kích thước phân tử nước siêu nhỏ chỉ 0.5 nanomet, do đó dễ thẩm thấu sâu tới các cơ quan, tế bào; kích thích quá trình đào thải nhanh. Từ đó có tác dụng ngăn ngừa bệnh mà còn hỗ trợ tích cực trong việc điều trị những bệnh lý liên quan đến dạ dày, tiêu hóa, gan, gout,…

Dư axit dạ dày là thủ phạm âm thầm tấn công sức khỏe của chúng ta. Vì thế hãy trang bị những kiến thức bổ ích ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe bạn và cả gia đình.

Nếu cần tư vấn thêm các thông tin liên quan, hãy liên hệ ngay với Atica Việt Nam. 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *